TANTRUM - Hiểu rõ về cơn thịnh nộ của trẻ

Monday, 05/04/2021

Sự bướng bỉnh và giận dữ (thuật ngữ tiếng Anh gọi là Tantrum) diễn ra khá thông thường, đó một phần của trẻ. Chúng xuất hiện thường xuyên ở độ tuổi từ 1 đến 4 khi các bé chưa phát triển khả năng khống chế cảm xúc tốt. Đôi khi điều này phát triển "quá đà" với những biểu hiện như trẻ nằm lăn lộn xuống đất, khóc lóc và la hét, bứt tóc, dậm chân, đập phá đồ chơi, thậm chí tấn công cha mẹ.

Điều này sẽ rất phiền nếu cơn giận dữ trở thành thói quen với tần suất nhiều dần. Khi lớn lên con có thể trở thành người nóng tính rất, dễ giận dữ, nổi cáu trong thời gian dài và có thể trầm cảm.

👉 TANTRUM DIỄN RA THẾ NÀO?

Theo GS. Portugal M., Đại học Minnesota Mỹ đưa ra 5 cấp độ của Tantrum đi qua:

Cấp độ 1️⃣: Giận dữ

Con có biểu hiện la hét lớn hoặc đập phá đồ chơi hoặc các vật xung quanh, tồi tệ hơn là tấn công mình hoặc người khác. Con cảm thấy thất vọng khi bố mẹ không phản hồi lại những gì họ đang muốn. Đối với trẻ từ 3 đến 4 tuổi trở lên con đã nhận thức về nhu cầu và mong muốn, cơn giận dữ trong con thường đến từ tâm lý phản kháng hoặc muốn khẳng định.

Giai đoạn đầu, thời gian nó diễn có thể dài nhưng sẽ ngắn dần theo thời gian và độ tuổi của trẻ. Cơn giận dữ sẽ kéo dài khi có ai đó tác động vào cảm xúc lúc này.

Cấp độ 2️⃣: Giận dữ và buồn bã

Trẻ bắt đầu mếu máo khóc, giãy giụa trong thời gian dài.

Cấp độ 3️⃣: Xa lánh, hờn dỗi.

Trẻ có biểu hiện phản kháng mạnh mẽ khi bố mẹ cố chạm hoặc dỗ dành.

Cấp độ 4️⃣: Cần một cái ôm và tha thứ

Trẻ có biểu hiện trẻ giảm những hành động thái quá, nhìn ngó xung quanh, cơn khóc có thể vẫn còn nhưng nín khóc khi nghe ai đó nói đến bé. Trong thời gian dài khóc, la hét lúc này trẻ đã mệt và có cảm giác tội lỗi.

Cấp độ 5️⃣: Hết giận

Não trẻ nhỏ khó có thể mang cơn giận hơn một giờ đồng hồ bởi trẻ luôn trong trạng thái học hỏi cảm xúc. Bố mẹ để ý sẽ thấy trẻ quên và chơi lại món đồ hoặc với người bạn đó bình thường.

👉 QUY LUẬT TANTRUM

Bất cứ tác động nào của bạn lên cấp độ 1, 2 và 3 đều dẫn đến sự kéo dài cấp độ 2 (khóc lóc, giãy giụa) ở những lần Tantrum khác.

Các tác động lên cấp độ 2 như dụ dỗ, đánh lừa, mua đồ chơi để bé quên và chuyển sang cấp độ 5 thì Tantrum lần sau sẽ mãnh liệt hơn. Bố mẹ phải trao đổi với bé điều kiện lớn hơn.

Tác động tốt nhất: Bố mẹ hãy để bé tự trải qua cấp độ 1,2, 3 trong an toàn và điều này sẽ làm bé trưởng thành hơn trong cảm xúc. Bố mẹ hãy tác động vào cấp độ 4 đây là cơ hội để cho bé học được tình yêu thương, để bé cảm nhận được sự tha thứ, bé sẽ tự nhiên trải qua cấp độ 5.

💁‍♂️ NHỮNG CÁCH LÀM SAI CỦA BỐ MẸ

Bố mẹ thường lo lắng dụ dỗ con bằng đồ chơi để con quên đi cơn giận dữ. Điều này sẽ khiến cho con không có thói quen tự xử lý cảm xúc của mình. Trẻ sẽ không cảm nhận được bài học và tình yêu thương trong cấp độ 4. Trẻ sẽ sẽ hiểu cứ la hét, ăn vạ ba mẹ sẽ chiều ý.

Bố mẹ thiếu bình tĩnh hay kiên nhẫn sẽ dẫn đến quát mắng hoặc đánh trẻ khi có cơn giận dữ nổi lên. Nhiều lần như vậy con sẽ trở lên cọc cằn, lãnh cảm lâu dài con sẽ dẫn đến trầm cảm, lãnh đạm.

🍀 ĐIỀU BA MẸ NÊN LÀM

▪️ Tắt ngay nguồn năng lượng gây ra sự giận dữ, đừng lo lắng khi trẻ đang ở cấp độ 1,2 và 3. Bạn chỉ đơn thuần im lặng, và cất những món đồ/giải quyết tình huống gây ra sự giận dữ của bé.

▪️ Bạn phải đủ cứng rắn và kiên định trong suốt thời gian diễn ra ở cấp độ 1,2 và 3

▪️ Ba mẹ tuyệt đối không được khuyên là dùng đồ chơi hay dụ dỗ bé vì làm vậy bé sẽ không học được cách chấp nhận và thay đổi trong cảm xúc.

▪️ Khi bé ở cấp độ 4, bạn có thể nói chuyện và đừng ngại cho bé cái ôm tha thứ

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: